Bảo đảm đầu tư là gì? Mục đích và đối tượng áp dụng bảo đảm đầu tư? Trong bài viết lần này, cùng batdongsanviet247.net phân tích nội dung xoay quanh khái niệm bảo đảm đầu tư nhé!
Bảo đảm đầu tư là gì?
Bảo đảm đầu tư là gì?

Là những cam kết, lời hứa không cần điều kiện của Nhà nước; nhằm mục đích đảm bảo đầu tư về các quyền lợi chính đáng của tất cả nhà đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam; trong suốt quá trình tiến hành hoạt động đầu tư; được quy định trong các văn bản pháp luật.
Đối tượng áp dụng bảo đảm đầu tư
Chính sách đảm bảo đầu tư áp dụng cho bất kỳ ai thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam. Nhà đầu tư được quyền hưởng các biện pháp đảm bảo mà không cần phải thực hiện bất kì thủ tục pháp lý nào.
Cơ sở pháp lý
Chính sách đảm bảo đầu tư được ghi nhận trong Luật Đầu tư năm 2014 từ Điều 9 đến Điều 14. Việc pháp điển hóa các biện pháp đảm bảo trong một đạo luật thể hiện sự công khai, minh bạch trong các cam kết bảo vệ từ Nhà nước. Qua đó, chất lượng môi trường đầu tư được nâng cao và tăng khả năng hút vốn đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam.
>>> Xem thêm: Lừa đảo đầu tư tài chính đa cấp và những lời cảnh báo dành cho bạn
Biện pháp bảo đảm đầu tư là gì?
Một số hình thức áp dụng bảo đảm đầu tư cần lưu ý:
Bảo đảm quyền sở hữu tài sản

- Tài sản hợp pháp của nhà đầu tư sẽ không bị quốc hữu hóa; hoặc bị tịch thu qua các biện pháp hành chính.
- Trường hợp Nhà nước trưng dụng, trưng mua tài sản; vì lý do an ninh, quốc phòng hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai; thì nhà đầu tư được bồi thường, thanh toán theo quy định của pháp luật về trưng dụng, trưng mua tài sản; và quy định pháp luật khác có liên quan.
Đảm bảo về chuyển lợi nhuận hợp pháp của nhà đầu tư ra nước ngoài
Sau khi thực hiện nghĩa vụ tài chính với nhà nước Việt Nam; thì nhà đầu tư nước ngoài được chuyển những tài sản như vốn đầu tư; thu nhập từ hoạt động đầu tư kinh doanh; các khoản thanh lý đầu tư; tiền và tài sản khác thuộc sở hữu hợp pháp của nhà đầu tư ra nước ngoài.
Bảo đảm đầu tư là gì trong trường hợp thay đổi pháp luật
Hoạt động kinh doanh của nhà đầu tư luôn chịu tác động lớn từ những thay đổi của pháp luật. Vậy biện pháp bảo đảm đầu tư là gì trong trường hợp này; dành cho các nhà đầu tư quan tâm khi đầu tư vào Việt Nam? Có 2 trường hợp:
- Văn bản pháp luật mới được ban hành quy định ưu đãi cao hơn ưu đãi nhà đầu tư đang được hưởng; thì nhà đầu tư được hưởng theo quy định của văn bản pháp luật mới; trong suốt thời gian hưởng ưu đãi còn lại của dự án.
- Văn bản pháp luật mới được ban hành quy định ưu đãi thấp hơn ưu đãi nhà đầu tư đang được hưởng trước đó; thì nhà đầu tư được tiếp tục hưởng theo ưu đãi đã quy định trước đó trong suốt thời gian còn lại của dự án.
Tuy nhiên, trong các trường hợp: vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia; an toàn, trật tự xã hội; đạo đức xã hội, bảo vệ môi trường, sức khỏe của cộng đồng; thì nhà đầu tư không được quyền tiếp tục áp dụng ưu đãi đầu tư nếu có sự thay đổi quy định của văn bản pháp luật. Trong trường hợp này, nhà đầu tư sẽ được xem xét xử lý; khi có yêu cầu bằng văn bản trong vòng 3 năm kể từ ngày văn bản mới có hiệu lực:
- Khấu trừ thiệt hại thực tế của nhà đầu tư vào thu nhập chịu thuế;
- Điều chỉnh lại mục tiêu hoạt động của dự án đầu tư;
- Hỗ trợ khắc phục thiệt hại cho nhà đầu tư.
>>> Xem thêm: 3 Bí mật đầu tư tài chính khôn ngoan của người giàu
Bảo đảm quyền lợi cho các nhà đầu tư trong hoạt động đầu tư kinh doanh
Nhà nước không buộc nhà đầu tư phải:
- Ưu tiên mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ trong nước;
- Xuất nhập khẩu hàng hóa với tỷ lệ nhất định;
- Số lượng và giá trị hàng nhập khẩu tương ứng với xuất khẩu;
- Đạt tỷ lệ nội địa hóa đối với hàng hóa sản xuất tại nước;
- Đạt một mức độ hoặc giá trị nhất định trong hoạt động nghiên cứu và phát triển trong nước;
- Cung cấp dịch vụ, hàng hóa tại một địa điểm cụ thể trong hoặc ngoài nước;
- Đặt trụ sở tại địa điểm theo yêu cầu của cơ quan nhà nước.
Bảo đảm đầu tư là gì về cơ chế giải quyết tranh chấp trong hoạt động đầu tư kinh doanh

Nguyên tắc giải quyết tranh chấp trước hết là tôn trọng thiện ý tự giải quyết của các bên. Nhà đầu tư có quyền chọn một cơ chế giải quyết phù hợp với tính chất của tranh chấp và yêu cầu giữa các bên. Nhà nước chỉ tham gia giải quyết tranh chấp khi 2 bên đã bế tắc; và có yêu cầu gửi đến các cơ quan tài phán.
>>> Xem thêm: Series BĐS check – Kỳ 1: Xu hướng đầu tư 2022 được tiết lộ từ chuyên gia
Lời kết
Bài viết có sử dụng kiến thức của các chuyên gia và trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Hy vọng sẽ hữu ích đến các bạn muốn tham gia thị trường đầu tư và các quyền được hưởng trong quá trình tham gia đầu tư. Đầu tư tài chính là xu hướng tương lai, nhất là trong thời đại chuyển giao công nghệ, dịch chuyển hành vi tiêu dùng như hiện nay. Những loại hình đầu tư từ rủi ro cao như cổ phiếu, BĐS; hoặc an toàn hơn như tiết kiệm, vàng, trái phiếu,… đều chịu sự bảo đảm đầu tư từ Nhà nước. Đây cũng là động lực cho các nhà đầu tư tham gia, phát triển kinh tế đất nước.