Vào những dịp cuối năm như thế này, chắc hẳn ai ai cũng bận bịu với việc mua sắm; để chuẩn bị cho một cái Tết ấm no cùng gia đình. Nếu bạn chưa biết chính xác còn bao nhiêu ngày nữa là Tết. Hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Còn bao nhiêu ngày nữa là Tết Nguyên đán?
Tết Nguyên đán là Tết truyền thống lớn nhất nước ta; hay còn gọi là Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền,… Do Tết Nguyên đán sử dụng lịch Âm và có quy luật cứ 3 năm sẽ có 1 năm nhuận nên Tết này luôn diễn ra sau Tết Dương lịch (Tết Tây). Ngoài Việt nam, trên thế giới còn 10 nước cũng đón tết theo lịch Âm giống là: Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Campuchia, Thái Lan, Singapore, Mông Cổ, Hàn Quốc, Triều Tiên, Ấn Độ, Bhutan,…
Tết Nguyên đán là ngày Tết đoàn viên; vì sau một năm tất bật với công việc và học tập, mọi người sẽ tạm dừng tất cả để sum họp bên gia đình cùng nhau đón năm mới. Tết Nguyên đán năm 2022 sẽ bắt đầu từ ngày 01/01/2022 đến 03/01/2022 Âm lịch; tức ngày 01/02/2022 đến hết 03/02/2022 Dương lịch.
Lịch nghỉ Tết 2022 do được nghỉ bù thêm 2 ngày là mùng 4 và mùng 5. Nên Tết Nguyên đán năm 2022 chúng ta sẽ được nghỉ tổng cộng 7 ngày; kéo dài từ 10/02/2022 đến hết 16/02/2022; tức 29/12/2020 tới hết 05/02/2022 Âm lịch. Với lịch nghỉ Tết dài như vậy, các bạn có thể lên kế hoạch từ bây giờ; để tận hưởng Tết Nguyên đán 2022 một cách trọn vẹn nhất.
>>> Tết dương lịch 2022 và một năm mới bình an cùng gia đình
Còn bao nhiêu ngày nữa là Tết? Tết 2022 là năm con gì?
Sắp tới đây, chúng ta sẽ tạm biệt năm 2021 và đón chào năm 2022. Tết Nguyên đán năm 2022 là năm con Hổ – Nhâm Dần. Bạn có biết tại sao lại là Nhâm Dần không? Cùng tìm hiểu cách tính Thiên Can Địa Chi của bộ môn huyền học (Tử Vi).
Theo quan niệm từ xa xưa, con người đã biết dùng Can Chi để xác định sự sinh trưởng và phát triển của thực vật. Có 12 Địa Chi tương ứng với 12 con giáp: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Và con hổ (dần) là con vật đứng thứ 3 trong tổng số 12 con giáp. Như vậy, cứ sau 12 năm sẽ có một năm con hổ; tức năm con hổ tiếp theo sau năm 2022 là năm 2034. Trong đó có 10 Thiên Can là: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý. Vậy theo Can Chi, thì năm 2022 là năm Nhâm Dần, và tới tận năm 2082 mới lại là năm Nhâm Dần.
Người sinh năm Dần sẽ có đời sống nội tâm cao, tài trí hơn người và luôn ấp ủ nhiều ý tưởng lớn. Họ ít bị khuất phục vì tính độc lập cao, quyết đoán và ưa mạo hiểm. Năm 2022, người tuổi Dần nếu kết bạn với người tuổi Hợi sẽ rất tốt. Bởi tuổi Hơi luôn từ tốn điềm đạm, họ sẽ hạn chế được tính tình nóng nảy cho người sinh năm Dần. Nếu người tuổi Dần hợp tác làm ăn với những tuổi Giáp Thìn, Mậu Thân, Canh Tuất; thì sẽ có được được nhiều chuyện tốt đẹp.
✨Ý nghĩa Tết Nguyên Đán, Tết Cổ Truyền và các phong tục của người Việt Nam✨
Nguồn gốc và ý nghĩa tên gọi Tết Nguyên đán
>>> Phong tục ngày tết không nên để thất truyền trong ngày Tết Việt Nam
Ý nghĩa tên gọi của Tết Nguyên đán
Về mặt chữ thì tên gọi Tết Nguyên đán được bắt nguồn từ Trung Quốc. Trong tiếng Hán, “nguyên” có nghĩa là khởi đầu, còn “đán” có nghĩa buổi sáng sớm; ghép lại “Nguyên đán” tức là buổi sáng khởi đầu của năm mới. Riêng chữ “Tết” được đọc chệch đi theo âm chữ Hán của chữ “tiết”. Theo lịch của Trung Hoa, ngày xưa thường chia 1 năm gồm 24 tiết và Nguyên đán được coi là tiết đầu tiên.
Nhưng cũng có thuyết cho rằng: Văn hóa Việt thuộc văn minh nông nghiệp lúa nước, do nhu cầu canh tác nông nghiệp nên đã phân chia thời gian trong 1 năm thành 24 tiết khác nhau. Và ứng với mỗi tiết này đều có một thời khắc gọi là “giao thời”. Trong đó tiết quan trọng nhất là tiết khởi đầu của một chu kỳ canh tác, gieo trồng, chính là Tiết Nguyên đán. Rồi về sau, do sự phát triển vượt bậc của ngôn ngữ nên chữ “tiết” được Việt hóa thành “Tết” và hình thành cách gọi Tết Nguyên đán như ngày nay.
Tuy nhiên, nếu xét về mặt ngữ nghĩa, Tết Nguyên đán Việt Nam không phải là Tết Nguyên đán của Trung Quốc. Bởi Viện ngôn ngữ học Hà Nội đã từng chứng minh rằng: Tết Nguyên đán của Việt Nam được tính theo chu kỳ quay của mặt trăng (tức là Âm lịch); trong khi Tết của Trung Quốc lại được tính theo mặt trời (tức là Dương lịch).
Nguồn gốc Tết Nguyên đán bắt nguồn từ đất Việt
Tết Nguyên đán là một ngày lễ cổ truyền lớn và lâu đời nhất nước ta. Đồng thời có phạm vi cực kỳ rộng rãi, phổ biến từ Mục Nam Quan đến Mũi Cà Mau của tổ quốc. Đây là một ngày lễ luôn rất tưng bừng và nhộn nhịp của cả dân tộc. Nhưng ít ai biết rằng, từ những thế kỷ trước, bắt đầu từ thời Lý – Trần – Lê; thì ông cha ta đã cử hành lễ Tết hàng năm một cách vô cùng trang trọng và linh thiêng.
Thực ra, cho đến nay, vẫn chưa có thông tin chính xác hay thời gian cụ thể để xác định cho việc dân tộc ta ăn Tết từ bao giờ. Nhưng theo truyền thuyết và lịch sử của nước ta; thì từ thời Hồng Bàng dựng nước Văn Lang đến thời Kinh Dương Vương sinh ra Lạc Long Quân. Sau đó vị thần này kết hôn với Âu Cơ sinh ra Hùng Vương; từ ngày ấy, người Việt Nam ta đã ăn Tết. Minh chứng rõ nhất cho việc này đó là sự xuất hiện của bánh chưng – bánh giầy; nhờ sáng kiến của Lang Liêu – con trai thứ 18 của đời Hùng Vương thứ 6.
Từ đó, chúng ta có thể thấy rằng nước Việt ta đã sớm hình thành một nền văn hóa truyền thống mang bản sắc riêng của người Việt. Đặc trưng của nền nông nghiệp lúa nước, những sản vật từ lúa, gạo nuôi sống con người. Trong đó có gạo nếp thơm ngon nhất nên được chọn làm thành các loại bánh truyền thống cho việc thờ cúng tổ tiên trong ngày đầu năm.
>>> Cách gói bánh chưng ngày Tết thay đổi thế nào theo từng vùng miền
Lời kết
Qua bài viết này bạn đã biết còn bao nhiêu ngày nữa là Tết rồi. Thật háo hức đúng không nào! Bất động sản Việt 247 xin chúc quý độc giả một cái Tết 2022 ấm no thịnh vượng, luôn bình an và gặp nhiều may mắn.