Phong tục ngày tết không nên để thất truyền trong ngày Tết Việt Nam

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Phong tục ngày tết không nên để thất truyền trong ngày Tết Việt Nam

Tết là ngày lễ truyền thống lâu năm của dân tộc ta và nhiều nước trên thế giới. Cho nên, những phong tục ngày Tết ở mỗi nước là mỗi khác nhau. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu phong tục ngày tết quê ta như thế nào nhé!

Nét đẹp trong Phong tục ngày tết Việt Nam bao đời nay

Tết là để sum họp, đoàn viên

Tết Nguyên Đán là dịp mà mọi người trở về nhà sum họp; đoàn tụ và hỏi thăm nhau sau một năm dài xa nhà làm việc; đi làm. Tết là ngày lễ truyền thống lâu đời và rất quan trọng với người Việt; bởi vậy trong ngày Tết cổ truyền này có những phong tục tập quán đã được lưu truyền từ xa xưa cho đến tận bây giờ và dần trở thành nét đẹp trong văn hóa ngày Tết; những phong tục ngày tết này hiện nay cũng chính là những lời chúc và cầu mong cho gia đình một năm mới may mắn; bình an và hạnh phúc.

Tết là để sum họp, đoàn viên

Tục lệ cúng ông Công, ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm

Phong tục ngày tết cúng ông công; ông táo là ngày đưa ông táo cứ vào ngày 23 tháng Chạp lên thiên đình để báo cáo mọi việc trong gia đình nhà chủ với Ngọc Hoàng. Thường thì vào ngày này thì mọi người thường dọn dẹp nhà bếp sạch sẽ; nấu một mâm cơm cúng ông Công ông Táo để tiễn về chầu trời. Và điều đặc biệt trong nghi lễ này là những mũ; áo mã quan bằng giấy; và một hoặc ba con cá chép vàng được thả trong một chậu nước để ông Táo cưỡi về trời nhanh hơn.

Ông Táo và ông công cũng chính là người đại diện cho sự ấm no hạnh phúc của một gia đình hiện nay; gia đình ấy có sung túc; ấm no; hạnh phúc hay không là phụ thuộc vào bữa cơm gia đình của mỗi nhà.

Bởi vậy việc cúng ông Công ông Táo trong ngày Tết là việc không thể quên; cũng chính là hình ảnh biểu tượng cho sự êm ấm; hạnh phúc của một gia đình; mong muốn sang năm mới sẽ ngày càng hòa thuận; hạnh phúc hơn năm cũ.

>>> Còn bao nhiêu ngày nữa là Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022

Phong tục ngày tết gói bánh chưng ngày tết miền Bắc, gói bánh tét miền Nam

Phong tục gói bánh chưng ngày tết là việc làm coi như là một truyền thống khi tết đến. Gói bánh chưng; bánh tét là một phần không thể thiếu trong nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt cứ tầm vào ngày 28; 29 tết là mọi người trong gia đình lại sum vầy bên nhau để gói bánh và trò chuyện cùng nhau.

Ở miền Nam thì thường gói bánh tét; bánh có hình trụ; còn miền Bắc thì gói bánh chưng có hình vuông; tuy hình dáng có khác nhau những nguyên liệu thì hoàn toàn giống nhau. Thành phần là lúa gạo là nguyên liệu chính của bánh thêm với thịt lợn beo béo; bánh tượng trưng cho nền văn hóa lúa nước lâu đời của người Việt ta đến nay.

Phong tục gói bánh chưng ngày tết miền Bắc, gói bánh tét miền Nam

Ý nghĩa Tết Nguyên Đán, Tết Cổ Truyền và các phong tục của người Việt Nam

Những phong tục ngày tết đặc sắc của nhiều vùng miền trên cả nước 

Bất kỳ dân tộc nào ở nước ta cũng có các phong tục ngày tết gần với phong tục tết của người kinh nhất. Dân tộc nào cũng có tết là chơi tết độc đáo; như những hoạt động dưới đây.

Chơi hoa dịp Tết là thứ mà tất cả vùng miền đều có

Hoa là vật trưng bày không thể thiếu trong mỗi gia đình vào những ngày Tết; có rất nhiều loại hoa có thể đại diện cho sự may mắn trong những ngày tết. Bởi nó tượng trưng cho sự may mắn ngày Tết; hoa nở càng đẹp; càng thơm thì ngày Tết càng tràn đầy.

Ở miền Bắc thì người ta thường chọn cành đào đỏ để cắm trên bàn thờ hoặc cả một cây đào; cây quất để trang trí trong nhà. Tượng trưng cho sự may mắn; và còn cây quất có rất nhiều trái xum xuê và càng nhiều quả thì chứng tỏ gia đình ấy càng nhận được nhiều lộc trong năm mới.

Ở miền trong thì lại có cây mai hay cành mai vàng tượng trưng cho sự cao sang của vua chúa thời phong kiến; là biểu tượng cho sự phát triển thăng tiến và may mắn. Tuy mỗi miền một màu sắc; một loài hoa nhưng đây điều là điều đặc trưng đáng nhớ của mỗi miền.

>>> Tết dương lịch 2022 và một năm mới bình an cùng gia đình

Những phong tục ngày tết đặc sắc của nhiều vùng miền trên cả nước 

Làm mâm cỗ cho lễ cúng tổ tiên

Theo phong tục ngày tết của người Việt Nam ngày tết; thì trong mỗi gia đình đều có một bàn thờ tổ tiên; ông bà; tùy vào từng gia đình mà có cách trang trí và sắp đặt khác nhau. Đến ngày cuối cùng của năm khi nhà cửa đã được sửa sang; dọn dẹp thì đến lúc bày mâm cúng kiến mời ông bà tổ tiên về ăn tết. Tất cả thức ăn và trái cây được xếp lên bàn thờ dâng lên ông bà tổ tiên để mong ông bà tổ tiên về ăn Tết cùng với gia đình cho gia đình yên ấm; an vui. Cũng là tập tục thể hiện sự biết ơn ông cha ta thời xưa đến nay.

Bày biện mâm ngũ quả chưng tết

Mâm ngũ quả là thứ đồ không thể thiếu được trên bàn thờ tổ tiên ở mỗi gia đình trong những ngày Tết của người Việt. Tùy vào từng vùng miền mà gia đình bày biện ngũ quả khác nhau; có những loại quả khác nhau với những nét đặc trưng khác nhau. Nhưng trên bàn thờ tổ tiên nhà nào thì lúc nào cũng phải đầy đủ các thứ ngũ quả trái cây đại diện cho mong muốn cầu một năm mới bình an; may mắn; hạnh phúc; gia đình xung túc an khang; mong sao một năm mới sẽ đầy đủ; sung túc và nhiều may mắn hơn.

Bày biện mâm ngũ quả chưng tết

Chúc Tết và lì xì đầu năm gọi là phong tục lì xì ngày tết

Phong tục ngày tết lì xì là nét văn hóa không chỉ là truyền thống mà còn là một nét đẹp văn hóa trong ngày Tết. Thường thì vào ngày mùng 1 tháng Giêng đầu năm; mọi người trong gia đình thường cùng nhau đi chúc Tết bên nhà nội ngoại; mang theo quà cáp để mừng cho gia chủ để thể hiện sự kính trọng và mong chúc điều may mắn cho gia chủ.

Tiền trong bao lì xì không quan trọng ít hay nhiều mà nó ở ý nghĩa và nét văn hóa ấy; nó tượng trưng cho sự may mắn và tài lộc. 

Tết là một ngày lễ ý nghĩa; cho nên các bạn hãy tận hưởng những giây phút đầy bình yên và hạnh phúc này nhé!

>>> Tết tây năm 2022 ngày mấy? Còn bao nhiêu ngày nữa?

     




    Bạn muốn nhận thông tin qua zalo hay cuộc gọi?

     

    Bình luận